Đồng bằng Sông Cửu Long: “đại bản doanh” mới của các “ông lớn” Bất động sản

Thứ 4, 04/12/2019, 17:30

Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) chung của cả nước có xu hướng sụt giảm, thì ngược lại, ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tình hình đầu tư mới vào các dự án BĐS thời gian qua đang rất sôi động với làn sóng đầu tư từ hàng loạt các “ông lớn”, đồng thời nổi lên là “đối thủ” tiềm năng của các thị trường truyền thống.

>> Dự báo xu hướng bất động sản 2020: Nhà đầu tư chuyển hướng về khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

>> Khu đô thị Vàm Cỏ: Đô thị bên sông - Khởi nguồn thịnh vượng

Vùng đất đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ 

Tại các thành phố lớn hiện nay quỹ đất ngày càng cạn kiệt, nguồn cung khan hiếm và giá được đẩy lên cao, dẫn các dòng tiền ồ ạt đổ về các khu vực tiềm năng mới để đầu tư. ĐBSCL với hệ thống hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, cùng với quỹ đất rộng và dư địa tăng giá lớn cùng nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Những năm gần đây khu vực này đã thu hút sự đầu tư của nhiều “ông lớn” trong ngành BĐS như Vingroup, Mường Thanh, FLC Group, T&TGroup, DIC Group, Cát Tường Group, Sun Group, Hoàng Khang Group… 

Dự án Vinpearl Cần Thơ – khách sạn 5* cao nhất ĐBSCL. Hình ảnh: Internet

Trong cuộc chạy đua BĐS này, tiêu biểu có thể kể đến dự án Vinpearl Cần Thơ – khách sạn 5* cao nhất ĐBSCL với 30 tầng nổi và 3 tầng hầm, công suất 262 phòng, đạt tiêu chuẩn quốc tế với đầy đủ các tiện ích: nhà hàng, hồ bơi, spa của tập đoàn Vingroup... 

Một dự án của Tập đoàn Mường Thanh là khách sạn Mường Thanh Luxury Cần Thơ cao 19 tầng. Đất Xanh Tây Nam Bộ cũng đã phát triển thành công nhiều dự án cao cấp như Cần Thơ Residence, Khu dân cư Tây Đô Ecopark, …

Tập đoàn FLC đã chính thức khởi công xây dựng dự án khu đô thị FLC La Vista Sadec có quy mô 15ha tại TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Cùng với đó là dự án DIC Victory City Hậu Giang được Tập đoàn DIC kỳ vọng thành tâm điểm mới của tỉnh Hậu Giang. 

Cũng không thua kém, Tập đoàn T&T đầu tư vào 3 dự án, gồm: Khu đô thị sinh thái, dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí và du lịch Cồn Chim; khu đô thị trung tâm hành chính tỉnh và khu đô thị sinh thái nông nghiệp An Bình với tổng vốn đầu tư 32.700 tỉ đồng.

Khu Trung tâm hành chính mới của Tỉnh Long An tại Tp Tân An được một loạt các đại gia đầu tư như Đồng Tâm, Trần Anh... Trong đó, tiêu biểu là Khu đô thị Vàm Cỏ có quy mô 70 ha, một mặt nằm trên Đại lộ Hùng Vương (con đường được ví như “Đường Nguyễn Huệ” của Tân An), 3 mặt còn lại được dòng sông Vàm Cỏ uốn quanh bao lấy được Hoàng Khang Group phát triển, đang dần trở thành một “đô thị bên sông, khởi nguồn thịnh vượng”, một “vị trí vàng – Ngàn kết nối”.

Tìm hiểu thêm Dự án Khu đô thị Vàm Cỏ tại đây

Với “miếng mồi ngon” các đại gia lớn trong ngành địa ốc đang đổ dòng tiền về vùng đất “mới nổi” này. Mặc nhiên một điều, khi làn sóng dịch chuyển của các doanh nghiệp lớn sẽ kéo theo hoạt động đầu tư cá nhân gia tăng. 

Hệ thống hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện 

Nguyên nhân của dòng dịch chuyển lần này từ các “đại gia” BĐS xuất phát từ việc Nhà nước đang ưu tiên đầu tư mạng lưới giao thông toàn diện, nhằm đảm bảo kết nối thông suốt từ ĐBSCL đến TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. 

Đối với đường bộ thì tập trung hoàn thiện và xây dựng các tuyến đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Cần Thơ – Cà Mau, Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu, Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng. Trong thời gian tới, Nhà nước sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận (nằm trong cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Cần Thơ) và Bến Lức – Long Thành. 

Đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Cần Thơ. Hình ảnh: Internet

Bộ Giao thông cũng sẽ hoàn chỉnh tuyến vành đai 3, vành đai 4 tại TP HCM, kết nối TP.HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Dự án phát triển hành lang đường thủy và logictics khu vực phía Nam bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới dự kiến sẽ khởi công năm 2020 và hoàn thành năm 2025.

Mới đây, giao thông miền Tây tiếp tục chứng kiến mốc son quan trọng khi cầu Vàm Cống chính thức thông xe. Công trình sẽ giúp các tỉnh miền Tây thoát cảnh qua sông lụy phà, kết nối thông suốt với TP.HCM qua đó nhằm tạo động lực cho khu vực ĐBSCL cất cánh.

Với việc đầu tư bài bản, đó là cơ sở huy động nguồn lực triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng, góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển tất cả các lĩnh vực nói chung trong đó có BĐS.